Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà Nội

Các bị cáo tại phiên tòa ngày 28-4

Đùn đẩy trách nhiệm

Mở đầu phiên xét hỏi buổi sáng, bị cáo Trần Hữu Chiều khai nhận đã biết rõ ụ nổi 83M hỏng nặng, nhưng vẫn mua về để sửa chữa rồi sử dụng. Liên quan đến nội dung có 2 mức giá trong thương vụ ụ nổi, HĐXX nghi vấn khi đoàn khảo sát đi khảo sát tại Nga, giá chào hàng chỉ dưới 5 triệu USD nhưng khi làm hợp đồng trình lên cấp trên thì giá ụ nổi có phải là 9 triệu USD không thì Chiều cho biết đó là giá chào hàng của 2 công ty khác nhau. Chiều khai, khi về nước Chiều có báo cáo với Mai Văn Phúc là giá người ta chào dưới 5 triệu USD, sau đó không thấy Phúc chỉ đạo gì. Đồng thời, khi đó Phúc hỏi Chiều: "Hoa hồng vụ ụ nổi như thế nào?”.

Tại tòa, bị cáo Trần Hải Sơn cũng khai, có nói nội dung chào giá dưới 5 triệu USD cho Mai Văn Phúc. Sau đó, Sơn cũng báo cáo tình trạng ụ nổi 83M đã hư hỏng, mua về phải sửa chữa nhiều. Trước khi đi khảo sát, hai sếp "Dũng” và Phúc” chỉ đạo mua bằng được ụ nổi 83M.

Đápdịch vụ kế toán thuếlại, bị cáo Mai Văn Phúc đã khai rằng, lời khai của Chiều về việc Chiều báo cáo với Phúc là không đúng. Khi quyết định cho đoàn đi khảo sát tại Nga, Phúc không chỉ đạo ai trong đoàn phải mua bằng được ụ nổi 83M. Sau khi đoàn khảo sát đi khảo sát về, Chiều, Sơn, Khang lên phòng làm việc của Phúc để báo cáo nhưng hoàn toàn không có việc báo cáo giá công ty Nakhodka đưa ra là dưới 5 triệu USD.

Làm rõ về việc làm báo cáo ụ nổi 83M, bị cáo Mai Văn Khang khai chứng kiến, trong đợt khảo sát, Chiều nói với Lê Văn Dương rằng, Tổng công ty chỉ đạo phải mua được ụ nổi. Do vậy, Chiều nói với Dương hỗ trợ để mua được ụ nổi.

Về phía Dương Chí Dũng lại cho rằng, hoạt động đối ngoại, đầu tư đáng ra là thuộc trách nhiệm của Phó Giám đốc Vinalines Bùi Văn Trung, nhưng không hiểu sao lại giao cho Chiều phụ trách dự án ụ nổi 83M.

Trả lời câu hỏi ai là người đàm phán với công ty AP để mua ụ nổi 83M, Dũng nhận định: "Có lẽ là do Mai Văn Phúc giao cho cấp dưới. Vì việc này Tổng Giám đốc quyết định chứ HĐQT không tham gia.

Về vấn đề trên, ông Bùi Văn Trung (nguyên Phó Giám đốc Vinalines- nhân chứng tại tòa) cho rằng, thời điểm đó không biết công ty AP, cá nhân ông Trung không xem việc chào hàng mua bán ụ nổi.

Nhiềudịch vụ báo cáo thuếbị cáo tiếp tục chối việc "ăn” tiền "lại quả”

Cũng tại phiên tòa ngày 28-4, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo để làm rõ hành vi "tham ô tài sản” trong vụ án. Liên quan đến việc nhận 340 triệu đồng từ Trần Hải Sơn, bị cáo Trần Hữu Chiều cho biết, ban đầu khoản vay tiền là Chiều đặt vấn đề vay, sau đó khi Sơn nói là "bồi dưỡng” thì Chiều nghĩ ngay đến nguồn tiền từ ụ nổi nhưng hỏi lại Sơn thì Sơn nói "thấy anh hoàn cảnh khó khăn, nhà em có điều kiện nên em biếu bác”. Chiều khai, ban đầu việc nhận tiền chỉ với mục đích muốn làm lại nhà của mình cho rộng rãi hơn để đón bố mẹ vợ ở Hải Phòng lên ở cùng..”. Chiều khẳng định, động cơ tham ô của mình là hoàn toàn không có.

Tại tòa, một lần nữa Trần Hải Sơn tái khẳng định đưa số tiền lại quả 10 tỉ đồng, chia làm 2 lần cho Dương Chí Dũng và đưa 3 lần tổng số tiền 10 tỉ cho Mai Văn Phúc. Lý giải về việc tại sao Sơn lại chuyển cho Dũng và Phúc nhiều lần mà không chuyển tiền luôn một lần thì Sơn cho rằng, việc chuyển số tiền lớn như vậy sẽ rất khó khăn.

Nói đến khoản "lại quả” 1,66 triệu USD, Mai Văn Phúc phủ nhận việc nhận tiền từ Trần Hải Sơn. Mặt khác, Mai Văn Phúc còn khai, Phúc và Dũng không hợp nhau. Có lần trong hội nghị lãnh đạo, Dương Chí Dũng còn "dọa” nếu Phúc không mua được ụ nổi 83M thì sẽ báo cáodịch vụ kế toán trọn gói tại hà nộiThủ tướng cách chức Phúc. Về các lời khai trước đây tại cơ quan điều tra thể hiện việc chỉ đạo mua ụ nổi chỉ có thể là Dũng hoặc Phúc, Phúc cho rằng đó chỉ là suy luận bởi bản thân Phúc không chỉ đạo thì chắc Dương Chí Dũng chứ không hề nghĩ Trần Hải Sơn là người thỏa thuận và quyết định. "Trước đây bị cáo nghĩ, Sơn không thể hoàn toàn chiếm giữ số tiền 1,66 triệu USD, nhưng giờ bị cáo thấy khác. Qua diễn biến phiên tòa, các bằng chứng mới, bị cáo mới thấy Sơn khủng khiếp quá..”- Phúc nhấn mạnh tại tòa.

Khi HĐXX đặt vấn đề về mối quan hệ giữa Dương Chí Dũng và ông Goh, tại cơ quan điều tra, lúc đầu bị cáo chối, sau đó lại nhận, như vậy là sao? Lúc này, Dương Chí Dũng đáp: "Do bị cáo chưa hiểu điều tra viên hỏi vấn đề gì đồng thời không muốn ảnh hưởng đến người khác…”.

Khi HĐXX trích đọc một số lời khai liên quan đến việc "gửi giá” 1,66 triệu USD trong vụ mua ụ nổi 83M, Dương Chí Dũng lập tức nói rằng: "Tôi bị oan, trong lời khai có dấu hiệu dàn dựng”. Tại tòa HĐXX cũng hỏi Lê Văn Dương có được Sơn chia tiền hay không thì Dương phủ nhận "Bị cáo không nhận bất cứ đồng nào của anh Trần Hải Sơn. Bị cáo đi khảo sát ụ nổi 2 lần đều vì công việc, chỉ mong hoàn thành tốt công việc”.

Trong phiên làm việc buổi chiều, HĐXX công bố thêm tài liệu về hỗ trợ tư pháp gồm các tài liệu xác minh về công ty Nakhodka, thẩm vấn hai nhân chứng tại Nga, căn cứ thuế về bán ụ nổi 83M, giấy chấp nhận ngừng đăng kiểm tàu đối với ụ nổi 83M và một số tài liệu khác. HĐXX cho rằng đây là những tài liệu mới nhận nên chưa đủ thời gian xem xét nên tuyên bố kết thúc phiên tòa vào lúc 15 giờ 40 phút ngày 28-4.

Ngày 29-4, phiên tòa sẽ tiếp tục.

Đức Sơn

 
Coppyright © Công Ty Tư Vấn Quản Lý Thuế Hà Nội
Top