Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà Nội

Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Thân nhân chiến sĩ công an bị đau ốm được trợ cấp 500.000 đồng; Ô tô được đi tối đa 60km/h trong khu đông dân cư; Chia tài sản khi ly hôn phải xét đến lỗi của hai bên; Áp dụng thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; Điều kiện kinh doanh dược liệu; Cơ quan Nhà nước phải thuê máy móc, thiết bị nếu chỉ sử dụng 3 lần/năm ... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 03/2016.

► Xem thêm: dịch vụ làm báo cáo tài chính




Tổ chức tín dụng chỉ được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một tổ chức kinh tế

Từ ngày 01/03/2016, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế sẽ được áp dụng theo Thông tư số 34/2015/TT-NHNN.

Thông tư này nhấn mạnh tới nguyên tắc: Một tổ chức tín dụng chỉ được làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một tổ chức kinh tế; trong khi đó, một tổ chức tín dụng, một tổ chức kinh tế có thể làm đại lý chi, trả ngoại tệ cho một hoặc nhiều tổ chức tín dụng được phép. Đồng thời, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng làm đại lý chi, trả ngoại tệ không được ủy quyền lại việc chi, trả cho tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác…

Đặc biệt, Thông tư yêu cầu các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng đã được cấp Giấy xác nhận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc Giấy phép làm dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ phải thực hiện chuyển đổi sang văn bản chấp thuận đăng ký đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc văn bản chấp thuận trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ trước ngày 02/03/2017. Quá thời hạn này, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng không chuyển đổi hoặc không được chuyển đổi do không đáp ứng đủ điều kiện phải chấm dứt hoạt động đại lý chi, trả ngoại tệ hoặc trực tiếp nhận và chi, trả ngoại tệ.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.

Tổ chức tài chính vi mô phải có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 10%

Cũng có hiệu lực từ ngày 01/03/2016, Thông tư số 33/2015/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tài chính vi mô, gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và tỷ lệ về khả năng chi trả.

Cụ thể, tổ chức tài chính vi mô phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu bằng 10%; trong đó, tỷ lệ an toàn vốn được xác định bằng vốn tự có trên tổng tài sản “Có” rủi ro nhân (x) 100. Đồng thời, tổ chức tài chính vi mô cũng phải duy trì thường xuyên khả năng chi trả tối thiểu bằng 20%; tỷ lệ về khả năng chi trả được xác định bằng tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại trên tổng số dư tiền gửi tự nguyện nhân (x) với 100.

 
Coppyright © Công Ty Tư Vấn Quản Lý Thuế Hà Nội
Top